Làm thế nào để mua ít và giảm chi tiêu quá nhiều?

Làm thế nào để mua ít và giảm chi tiêu quá nhiều?

Trong văn hóa ngày nay, chúng ta rất thích những sản phẩm mới, những bức ảnh đẹp về sản phẩm và những chiến dịch maketing thông minh. Tất cả làm cho nỗ lực “mua ít” và giảm chi tiêu quá nhiều trở nên cực kỳ khó khăn. Giống như thói quen ăn uống, mua sắm trở thành thứ nuôi dưỡng cả đời và thay đổi nó đòi hỏi nhiều cố gắng sâu sắc. Nhưng điều đó hoàn toàn là có thể!

chi tiêu quá nhiều

Vì thế, dù bạn muốn thanh lọc và đơn giản hóa cuộc sống, không gian sống hay tủ quần áo, hay chỉ là không muốn nghĩ nhiều về việc làm sao để giảm chi tiêu quá nhiều; trong bài viết này đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến 3 lý do phổ biến nhất của việc chi tiêu quá nhiều để giúp bạn xác định được  các thói  quen của bản thân. Trong phần 2, tôi sẽ hướng dẫn 4 chiếc lược thiếu thực để tránh mua sắm mất kiểm soát mà hầu hết mọi người đều vướng vào.

Phần 1: Tại sao chúng ta chi tiêu quá nhiều?

  1. Để giảm căng thẳng hoặc tự thưởng cho bản thân

Nhiều người trong chúng ta đi mua sắm như là cách để quản lý cảm xúc bản thân: giảm những trạng thái tiêu cực và khuếch đại những điều tốt đẹp. Chúng ta thưởng cho mình một dịp đến cửa hàng yêu thích sau một dự án lớn. Chúng ta mua sắm online sau một ngày làm việc căng thẳng trong công việc để thư giãn. Chúng ta mua đồ đạc mà mình không cần khi chúng to lo lắng, buồn bã hay thất vọng. Đó là cách chúng ta tự xoa dịu và nuông chiều bản thân.

Chúng ta làm như vậy vì cơ thể đã xem mua sắm như một cách hiệu quả để kích hoạt giải phóng dopamine trong hệ thống não bộ. Chúng ta có thể cảm thấy căng thẳng nhưng khi bước vào shop quần áo, lướt qua và tìm cho mình những món đồ yêu thích và khi chúng ta làm như thế… ồ, chúng ta cảm thấy tốt hơn, ít nhất vào lúc đó. Qua thời gian, mối liên hệ giữa việc mua đồ mới và phần thưởng cảm xúc ngày càng mạnh mẽ hơn, cho đến khi nó trở thành thói quen toàn diện và chúng ta bắt đầu thèm được “chữa lành” bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy tâm trạng xấu hay tốt.

Nếu bạn có xu hướng chi tiêu quá nhiều khi buồn, thất vọng hay cực kỳ vui vẻ, ngoài 4 mẹo trong phần 2 của bài viết này, bạn có thể cũng muốn:

  • Phân tích các thói quen của bản thân về việc thích mua sắm
  • Tìm ta chiến lược thay thế, nghĩa là các hoạt động khác có thể làm thay vì mua sắm.

Ví dụ, nếu bạn có xu hướng mua sắm online vào ban đêm sau một ngày dài làm việc căng thẳng, hãy lập 1 danh sách những việc bạn có thể làm vào buổi tối để thư giãn, như tắm, gọi điện thoại cho mẹ, đọc cuốn sách mình thích,… Quan trọng là làm việc gì đó ngoài việc mua sắm trước khi mua sắm theo thói quen.

  1. Để mang lại niềm vui cho bản thân

Với nhiều người, mua sắm chỉ là cách thư giãn khác vào buổi chiều, tối hay cuối tuần. Đi dạo trong thành phố (có thể với một, hai người bạn), lướt qua những kệ treo đồ và hồi hộp tìm thấy cái gì đó bạn thích và thử mặc món đồ mới lần đầu tiên. Nếu bạn thích quần áo và xem thời trang là cách để sáng tạo và thể hiện bản thân, thì tất cả những điều này trở thành niềm vui với bạn, giống như xem trận bóng trực tiếp tại sân vận động là niềm vui của một người hâm mộ bóng đá, hay đi xem phim là niềm vui của một người ghiền phim.

Nếu bạn thích thời trang nhưng có xu hướng chi tiêu quá nhiều cho nó thì hãy cố gắng tìm thấy niềm vui sáng tạo trong thời trang mà không liên quan tới việc mua sắm. Hãy xem tủ quần áo của mình có gì, tìm cách phối khác nhau để mặc những bộ đồ ưa thích. Dành thời gian để xác định phong cách độc đáo của bản thân. Chụp hình minh họa hay photoshop về những cách kết hợp đó. Trao đổi quần áo với bạn bè. Bắt đầu một blog cho riêng mình (về thời trang, không phải để mua sắm)!

  1. Không chắc chắn hay thiếu tự tin

Một số người mua sắm quá nhiều không phải vì niềm vui hay căng thẳng, nhưng để giải quyết một vấn đề. Nếu bạn không hài lòng với tủ quần áo hay cách bạn ăn mặc, mua một đôi giày mới hay sản phẩm làm đẹp là một cách để bạn giải quyết vấn đề của mình. Nếu bạn nghĩ rằng quần áo của bạn không đẹp, tốt, hợp mốt hay sang trọng, một món đồ mới sẽ làm bạn cảm thấy tốt khi mình đang tiến bộ, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Tất nhiên, thêm nhiều món đồ hơn vào tủ quần áo đầy ắp mà không có định hướng rõ ràng sẽ chỉ làm bạn thêm thiếu tự tin vào phong cách của mình và xây dựng bộ đồ mình cảm thấy thích. Thay vào đó, hãy lùi lại và khám phá nho nhỏ: Bạn thiếu tự tin vào nhiều thứ nói chung hay chỉ không chắc về phong cách bản thân? Nếu như là lý do thứ hai, hãy dành thời gian để tìm hiểu phong cách của mình trước khi mua bất cứ thứ gì khác và từ từ xây dựng một tủ đồ hoàn chỉnh, phản ánh phong cách của mình, từng món một. Nếu đó là vấn đề về sự tự tin bản thân, hãy bỏ qua vấn đề thời trang và phong cách trong một thời gian và tập trung xây dựng sự tự tin về các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Phần 2: 4 cách để tránh mua sắm ngẫu nhiên và chi tiêu quá nhiều

  1. Quyết định những gì mình sẽ mua trước khi bước vào cửa hàng

Điều đầu tiên bạn có thể làm để tránh mua sắm vô tội vạ là: quyết định những gì cần mua TRƯỚC KHI tiến vào cửa hàng và nhìn thấy những gì treo trên giá. Mọi người thường có xu hướng mua sắm ngược lại: họ đi mua sắm vì lợi ích của nó, rồi họ tìm những món đồ đẹp và bắt mắt, rồi họ xem có có ích cho mình không. Tất nhiên, não bộ đã tạo ra mối liên hệ giữa món đồ mới và cảm xúc tích cực. Họ luôn tự thuyết phục bản thân là thật sự nên mua chiếc áo khoác len màu xanh, chiếc máy xay đa năng hay đồ trang trí nhà cửa. Một khi đã có sự kết nối, não bạn rất khó để từ chối mua sắm nếu không có một quyết định thép.

Chiến lược tốt nhất để chống lại điều này: Cố trấn tĩnh là cần mua những thứ mình không định trước ngay từ đầu bằng việc chỉ quyết định mua sắm ngẫu nhiên ở mức tối thiểu và viết một danh sách mua sắm rõ ràng. Lần tới trước khi đi mua sắm, hãy dành vài phút để thực sự suy nghĩ về những thứ bạn cần và những yêu cầu mà những thứ đó nên có. Xác định càng nhiều càng tốt và viết tất cả mọi thứ xuống. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy cần một số quần áo mới cho mùa hè, thay vì đi thẳng đến cửa hàng mình thích, hãy xem qua tủ quần áo của mình trước và biết chính xác bạn cần gì, cùng những tiêu chí nào tương ứng. Màu sắc, chất liệu, chi tiết, v.v … Với danh sách mua sắm trong tay, bạn có thể chỉ cần xem qua mọi thứ tại cửa hàng để tìm những thứ phù hợp với tiêu chí của mình. Vì bạn đã có mục tiêu rõ ràng trong đầu, bạn sẽ ít bị phân tâm bởi những thứ khác và do đó cũng ít có khả năng mua một thứ gì đó phát sinh.

  1. Thử thách không mua sắm một thời gian nhất định

Trong văn hóa chúng ta, mua một mớ đồ đạc mỗi năm đã trở thành chuẩn mực. Chúng ta thường mua quần áo mới, đồ dùng và đồ ăn vặt mọi nơi, mọi lúc. Rằng mua ít, sửa lại đồ cũ, dành thời gian và công sức để chọn mua một món đồ cần thiết là những khái niệm xa lạ. Một cách hiệu quả để lặp lại những gì bạn cho là bình thường và có được một cái nhìn mới là tạm thời mua sắm nhanh. Hoặc: Đừng mua cái gì mới trong 3 tháng ngoại trừ thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết như xà phòng, kem đánh răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể giới hạn việc mua sắm nhanh chỉ trong một nhóm những thứ bạn thiếu thốn như quần áo hay sản phẩm làm đẹp. Trong quá trình này, hãy viết lại nhật ký ngắn về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, để bạn có thể xác định những thói quen cá nhân, cùng những thúc bách đi mua sắm và tìm những hoạt động thay thế hiệu quả.

  1. Trì hoãn việc mua sắm

Một cách khá dễ dàng để tránh mua sắm ngay lập tức là chỉ cần đặt ra thời gian giữa việc xem và quyết định mua sắm. Nếu bạn thấy món đồ gì đó mà bạn thích và mình đã lên kế hoạch mua, hãy giữ nó trong một ngày. Nếu bạn vẫn thích món đồ này vào ngày hôm sau, sau khi có cơ hội thực sự nghĩ về nó, hãy mua nó. Đối với mua sắm online: Thêm món đồ vào giỏ hàng hoặc chỉ cần lưu lại liên kết.

  1. Bám vào quá trình ra quyết định rõ ràng

Khi chúng ta cái gì đó nhanh chúng, chúng ta thường chỉ tập trung vào những yếu tố bên ngoài. Chúng ta thích màu vàng của chiếc áo và không chú ý đến việc chúng ta chẳng có món đồ nào có thể kết hợp nó. Chúng ta nghĩ là dòng quần áo thể thao này mới và đẹp, mà không nhớ là mình chẳng mấy khi đến phòng tập. Tóm lại: Chúng ta không suy xét chính xác vì trọng tâm của mình quá hẹp. Một điều thật sự giúp tôi xem xét một món đồ là trả lời 5 câu hỏi để phân tích mọi góc độ trước khi mua. Nếu tôi có thể trả lời “” với cả 5 câu hỏi thì tôi sẽ mua. Nếu không thì tôi sẽ trả lại. Điều quan trọng là cần trả lời các câu hỏi, vì một khi bạn ở trong “vùng nguy hiểm” bạn sẽ đối diện với chúng mà không cần nỗ lực nhiều.

Lược dịch từ anuschkarees.com

Bài viết liên quan

Để lại câu hỏi & nhận trả lời nhanh qua email.

Hi – my life: A true simple & happy life


    Facebook Google+ Twitter Pinterest