Chào bạn,
Cuối tuần vừa rồi, mình có hẹn cà phê với bạn. Trong những câu chuyện tụi mình nói với nhau, một chuyện trong đó xoay quanh câu hỏi “làm sao để tiết kiệm tiền hiệu quả?” Mình nghĩ đây cũng là câu hỏi của nhiều người trong chúng ta. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những cách tiết kiệm tiền mình ĐÃ thực hiện để các bạn tham khảo tùy vào tình hình của bản thân.
1. Tiết kiệm tiền hiệu quả với những mục tiêu tạo động lực
Đây là bí quyết đầu tiên đối với bản thân mình. Tại sao? Bởi, khi mục tiêu đủ mạnh để thúc đẩy động lực, bạn mới có đủ “bản lĩnh” để bớt đi một vài điều kiện thoải mái mà tiết kiệm tiền hiệu quả. Mục tiêu có thể là:
- Trả hết nợ
- Mua đất
- Xây nhà
- Mua chiếc xe mình hằng mong ước
- Một chuyến du lịch Châu Âu
- Quỹ về hưu
- …
Trong năm vừa qua, mục tiêu của mình là trả hết nợ. Mình liệt kê hết các khoản nợ lớn nhỏ còn tồn đọng để có con số tổng. Sau đó, xác định mỗi tháng gia đình mình cần tiết kiệm được bao nhiêu tiền để có được số tiền tương ứng. Dĩ nhiên, gia đình mình cần xoay xở để vừa đủ chi tiêu trong mức cần thiết, nhưng tiết kiệm là điều quan trọng để đạt được mục tiêu tài chính.
2. Tiết kiệm tiền hiệu quả với phương pháp phong bì
Ngay khi có thu nhập, bạn xác định những khoản chi tiêu cho từng khía cạnh. Khoản tiền tiết kiệm cũng là một trong những khía cạnh đó. Mình áp dụng phương pháp phong bì để phân bố ngân sách.
- Khoản ăn uống, là số tiền dùng để đi chợ trong một tháng.
- Khoản chi phí cố định bao gồm hóa đơn điện/ nước/ internet/ cáp/gas và đi lại.
- Khoản chi linh hoạt trong tháng. Đó có thể là đi cà phê, hẹn hò, vui chơi, giải trí,…
- Khoản quà tặng, hiếu hỉ. Mình dành khoản này cho đám cưới, đám tang, quà sinh nhật,…
- Khoản tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm sẽ tùy thuộc vào mục tiêu tiết kiệm trong từng thời điểm sau khi cân nhắc số tiền cho các khoản chi tiêu hợp lý. Đó có thể là tiết kiệm cho quỹ dự phòng, trả nợ, sửa nhà, mua đất, đi du lịch,…
Mình nghĩ tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi gia đình, mà các khoản chia này khác nhau. Từ đầu tháng, mình tính kỹ nhu cầu và phân bổ thu nhập của gia đình vào các phong bì tương ứng với số tiền định trước. Bạn thấy khoản tiết kiệm là một trong những phong bì đó.
Ở ngoài phong bì, mình ghi tên từng khoản. Chẳng hạn, mình ghi phong bì “ăn uống” và đặt vào đó 3 triệu. Trong tháng này, mình chỉ chi cho việc ăn uống 3 triệu mà thôi. Nguyên tắc của phương pháp này là bạn không được sử dụng tiền trong phong bì này cho phong bì khác. Phong bì nào thừa tiền vào cuối tháng sẽ được chuyển vào khoản tiết kiệm.
3. Nấu ăn tại nhà
Nấu ăn là một truyền thống vô cùng dễ thương của người Việt từ trước đến nay. Mình tin rằng đây là cách thưởng thức bữa ăn tròn đầy nhất. Bởi: Nấu ăn tại nhà tạo cơ hội để cả gia đình chung tay vào việc bếp núc và quây quần bên mâm cơm ấm áp; thưởng thức những bữa ăn an toàn, dinh dưỡng và chất lượng. Chịu khó nấu ăn, bạn vừa chăm sóc bản thân và gia đình, vừa tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể so với ăn ngoài. Đặc biệt, nấu ăn và mang cơm trưa đi làm càng giúp bạn đạt được những tiết kiệm tiền hiệu quả cho khoản ăn uống.
Cách mình thực hiện:
- Lên thực đơn trong tuần từ cuối tuần trước.
- Xác định những thực phẩm cần mua tương ứng
- Đi chợ chỉ mua lượng thực phẩm vừa đủ.
- Có thể linh động chế biến đôi chút với thực phẩm mình có
Chú ý:
- Vào những ngày đặc biệt, mình chuẩn bị bữa ăn tươm tất và đặc biệt hơn. Cùng với việc trang trí thêm hoa tươi, khăn bàn, bày biện đẹp hơn là ngày ấy trở nên ý nghĩa hơn nhiều rồi mà không cần phải đi nhà hàng.
- Thỉnh thoảng, vợ chồng mình vẫn “đổi gió” khi đi ăn cùng gia đình hay bạn bè, chứ không phải chỉ ăn ở nhà 24/7. Nhưng nếu đó là “thỉnh thoảng” thì bạn sẽ thấy những ngày ấy đặc biệt hơn là đi ăn ngoài hàng thường xuyên.
4. Lên danh sách trước khi đi mua sắm
Với mình, những khoản chi không cần thiết thường là những món đồ mua sắm nhất thời. Để tránh mua sắm lãng phí, mình sẽ quyết định mua gì TRƯỚC KHI đi chợ, đi siêu thị,… Cách này khá hiệu quả với bản thân mình.
Mình quan sát cảm xúc của bản thân mỗi lần tiến vào siêu thị như sau:
Khi đi ngang qua những gian hàng, mình thấy chiếc áo màu vàng, chiếc vali đang giảm giá hay những món đồ trang trí dễ thương, lập tức mình bị thu hút bởi sức hấp dẫn của nó. Mình mặc thử chiếc áo, ngắm nghía chiếc vali, hình dung nhà sẽ đẹp hơn khi có món đồ trang trí. Đó! Trước khi mua sắm, mình đâu có nghĩ về mấy món đồ này.
Cách để vượt qua sự cám dỗ này: tập trung mua những món đồ cần thiết với danh sách đã chuẩn bị trước, chỉ quyết định mua ngẫu nhiên ở mức tối thiểu.
Ví dụ: Mình cần mua một chiếc quần jean mới. Trước khi đi thẳng đến cửa hàng mình thích, mình sẽ xem qua tủ quần áo trước và biết chính xác mình cần gì, cùng những tiêu chí tương ứng như màu sắc, chất liệu, chi tiết, v.v …
Với danh sách mua sắm trong tay, bạn có thể chỉ cần xem qua mọi thứ tại cửa hàng để tìm những thứ phù hợp với tiêu chí của mình. Vì bạn đã có mục tiêu rõ ràng trong đầu, bạn sẽ ít bị phân tâm bởi những thứ khác và do đó cũng ít có khả năng mua một thứ gì đó phát sinh.
Cách này không chỉ giúp mình tiết kiệm tiền hiệu quả, mà còn tạo cảm xúc tích cực cho bản thân khi chiến thắng những mời gọi bên ngoài. Một kiểu cảm giác chiến thắng bản thân! ^^
5. Luôn mang theo bình nước
Trong những năm gần đây, mình sắm cho bản thân một bình nước. Đi đâu mình cũng rót nước đầy bình để mang đi khắp mọi nơi. Ban đầu mình muốn mang theo bình nước để hạn chế chai nhựa dùng một lần, để góp một tay vào việc bảo vệ môi trường. Sau thì nhận thấy đây cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả dù chỉ là một khoản tiền nhỏ. Hơn nữa, bạn sẽ luôn có nước ở bên mình để uống đủ nước cần thiết cho cơ thể.
6. Thử thách “Ngày không tiêu xài” (No-spent day challeng)
Với nhiều blogger nước ngoài về lối sống tối giản, thử thách này không mấy xa lạ.
Bạn có thể thử thách trong một ngày, một tuần, một tháng hay thậm chí là một năm. Thử thách này giúp bạn cố gắng không xài tiền trong một khoản thời gian xác định. Mục tiêu là để giảm chi tiền vào những điều không thực sự cần thiết. Cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền nhưng cũng giúp bạn nhận ra mình đã từng chi nhiều tiền thế nào cho những điều không cần thiết.
“Ngày không tiêu xài” không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được chi tiêu. Khi thực hiện thử thách, bạn vẫn xài tiền vào nhu cầu cơ bản: thuê nhà, hóa đơn cố định, thực phẩm. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa cần xài tiền và muốn xài tiền. Bữa ăn trưa? Chắc chắn là được rồi. Một ly cà phê giúp bạn tỉnh táo hơn vì tối qua thức khuya xem phim? Rất tiếc là không.
7. Giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết
“Hãy nhìn những món đồ linh tinh quanh bạn, chúng đều được mua bằng tiền”
Trong xã hội kích thích tiêu dùng, thật khó để nói không khi đi mua sắm với những khoản chi không cần thiết. Đó có thể là chiếc áo giảm giá, một chiếc lọ hoa bắt mắt, một chiếc vali trong đợt khuyến mãi mua 1 tặng 1 (khi bạn chỉ cần 1 chiếc mà thôi),… Đằng sau quyết định mua sắm của bạn là những chương trình kích thích tiêu dùng với những thủ thuật bán hàng đánh vào tâm lý. Sau đó, bạn có thể hối tiếc về một món đồ không được dùng đến.
Để giảm những chi tiêu này, hãy quay trở lại với ý tưởng chỉ mua sắm với danh sách liệt kê những món đồ cần mua. Mạnh mẽ nói “không” với những cám dỗ.
Trên đây là những cách tiết kiệm tiền hiệu quả mình đã áp dụng thực tế. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn!
Thus other as yet unidentified mechanisms must also be involved online generic cialis Place, squillace km, and boost the email the european recommendations